Giới thiệu tiểu thuyết “Colorful” của Eto Mori và vấn đề tổn thương tâm lý ở trẻ em
PDF

Từ khóa

Trầm cảm
Văn học Nhật Bản
Eto Mori
Colorful

Cách trích dẫn

Văn Tường Vi. (2024). Giới thiệu tiểu thuyết “Colorful” của Eto Mori và vấn đề tổn thương tâm lý ở trẻ em. Tạp Chí Khoa học Lạc Hồng, 2(16), 74–79. https://doi.org/10.61591/jslhu.16.375

Tóm tắt

Nội dung chủ yếu của bài viết này tập trung vào việc phân tích tâm lý nhân vật chính tên là Kobayashi Makoto trong tiểu thuyết có tựa đề “Colorful” của nhà văn Eto Mori. Bên cạnh phần trình bày khái quát về tác giả và tác phẩm, bài viết đề cập đến vấn đề trầm cảm hay những tổn thương tâm lý của lứa tuổi vị thành niên, trong đó bao gồm những nguyên nhân hình thành tổn thương tâm lý, những biểu hiện cảm xúc, quá trình tự chữa lành tổn thương tâm lý dưới lăng kính tâm lý học hành vi. Bài viết mang đến một góc nhìn khác về con người và xã hội Nhật Bản thông qua tác phẩm văn học Nhật Bản đương đại, giúp bạn đọc có một cái nhìn đa diện và phong phú hơn về văn chương đất nước Phù Tang.

https://doi.org/10.61591/jslhu.16.375
PDF

Tài liệu tham khảo

https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/hukushi_kaigo/seikatsuhogo/jisatsu/jisatsuhakusyo2022.html, 警察庁「自殺統計」より厚生労働省自殺対策推進室作成, ngày truy cập 25/06/2023.

阪本俊生編 大村英昭, 新自殺論 : 自己イメージから自殺を読み解く社会学, 東京 : 青弓社, 2020.

Hoàng Anh Thi. Giao tiếp dị văn hóa và những ngộ nhận thường gặp trong giao tiếp giữa người Nhật và người Nhật. Kỷ yếu Hội thảo Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

高橋祥友. 自殺の心理学. 東京 : 講談社, 1997.

Eto Mori, dịch Phương Thảo. Colorful. Hội luật gia Việt Nam - NXB. Hồng Đức, 2020.

傳田健三, 若者の「うつ」, 筑摩書房, 2009.

Nguyễn Thị Bình. Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. ĐHQGHN - ĐHKHXH&NV. 2015.

Giang Ngọc Thuỵ Vy. Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2016.

Chu Kiến Quốc. Tâm lý học hành vi. NXB. Thế Giới, Vitalis. 2022.

Isador Henry Coriat. Những cảm xúc bị dồn nén, NXB. Lao Động. 2019.

Nguyễn Phương Hoa. Khi mây đen kéo tới. NXB. Văn hóa Văn nghệ. 2018.

Nguyễn Bá Đạt. Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông hiện nay. Tạp chí Giáo Dục. 2002.

Hoàng Thái Linh. Tự tử. Tạp chí Bách Khoa. 1957.