Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao khô sâm Việt Nam trồng

Các tác giả

  • Trần Thị Thu Vân Trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
  • Nguyễn Minh Đức Trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.61591/jslhu.15.326

Từ khóa:

Panax vietnamensis, Cao Sâm Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae). Cao Sâm Việt Nam (SVN) được bào chế từ thân rễ và rễ củ SVN trồng, 6 tuổi, bằng phương pháp ngấm kiệt. Tiêu chuẩn cơ sở cao khô SVN được xây dựng dựa theo phụ lục 1.1 Dược điển Việt Nam V và một số chỉ tiêu khác. Tiêu chuẩn cơ sở cho cao SVN bước đầu được xây dựng với các chỉ tiêu: Cảm quan, mất khối lượng do làm khô, độ tro toàn phần, tro không tan trong acid, pH, cắn không tan trong nước, giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kim loại nặng, định tính, định lượng. Trong đó chỉ tiêu định lượng yêu cầu: Hàm lượng ginsenosid-Rg1 (G-Rg1, C42H72O14) trong cao SVN không dưới 7,0%, hàm lượng majonosid-R2 (M-R2, C41H70O14) không dưới 10,3%, hàm lượng ginsenosid-Rb1 (G-Rb1, C54H92O23) không dưới 1,8%, tổng hàm lượng 3 saponin chính không dưới 19,0% và tỷ lệ hàm lượng M-R2/G-Rg1 trong khoảng 1,2 - 1,7%, tính theo chế phẩm khô kiệt

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, Sâm Việt Nam và một số cây thuốc thuộc họ Nhân sâm, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật: Hà Nội, 2007.

Dương Hồng Tố Quyên, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Minh Đức, Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của saponin toàn phần từ Sâm Việt Nam trồng trên thực nghiệm gây tổn thương gan bằng carbon tetrachlorid trên chuột nhắt trắng, Tạp chí Y học Tp.HCM, 2015, 19 (5), 143-148.

Nguyễn Thị Thu Hương, Chung Thị Mỹ Duyên, Dương Hồng Tố Quyên, Nguyễn Minh Đức, Khảo sát tác dụng của cao sâm Việt Nam trồng trên một số chức năng miễn dịch ở động vật bị gây stress cô lập, Tạp chí Dược liệu, 2016, 21 (1+2), 60-65.

I. J. I. Dela Peña, H. J. Kim, C. J. Botanas, J. B. De La Pena, T. H. Van Le, M. D. Nguyen, J. H. Cheong, The psychopharmacological activities of Vietnamese ginseng in mice: characterization of its psychomotor, sedative–hypnotic, antistress, anxiolytic, and cognitive effects, Journal of Ginseng Research, 2017, 41 (2), 201-208.

Dương Hồng Tố Quyên, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Minh Đức, Khảo sát tác dụng của các bột chiết từ Sâm Việt Nam trồng trên sự rút ngắn giấc ngủ pentobarbital gây bởi stress cô lập, Tạp chí Dược liệu, 2017, 22 (2), 109-113.

D. Lee, J. Lee, K. L. Vu-Huynh, T. H. Van Le, T. H. Tuoi Do, G. S. Hwang, N. Yamabe, Protective effect of panaxynol isolated from Panax vietnamensis against cisplatin-induced renal damage: in vitro and in vivo studies, Biomolecules, 2019, 9 (12), 890.

Nguyễn Lê Thanh Tuyền, Vũ Huỳnh Kim Long, Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Minh Đức, Đỗ Thị Hồng Tươi, Khảo sát tác động bảo vệ thận của sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae) trên chuột nhắt gây tổn thương thận bằng cyclosporin A, Tạp chí Dược học, 2020, 526, 64-67.

Nguyễn Thượng Dong, Nghiên cứu phát triển cây Sâm Việt Nam, Tạp chí dược liệu, 2003, 8 (2), 59-60.

Le T. H. V., Lee G. J., Vu H. K. L., Kwon S. W., Nguyen N. K., Park J. H., Nguyen M. D., Ginseng Saponins in Different Parts of Panax vietnamensis, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 2015, 63 (11), 950-954.

Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Viết Tựu, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Võ Duy Huấn, Kazuo Yamasaki, Ryoji Kasai, Khảo sát so sánh Sâm Việt Nam từ nguồn thiên nhiên và trồng trọt - Thông báo số 2: Cấu trúc hóa học các saponin trong cây sâm trồng, Tạp chí Dược liệu, 1999, 4 (1), 7.

Đặng Ngọc Phái, Nguyễn Như Chính, Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Vy Cầm, Lê Thế Trung, Nguyễn Minh Cang, Tình hình trồng trọt – phát triển cây Sâm Việt Nam và một số kết quả nghiên cứu về cây sâm trồng, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2002, 6 (1), 12-17.

L. T. Ha, N. Pawlicki-Jullian, M. Pillon-Lequart, và cộng sự, Hairy root cultures of Panax vietnamensis, a promising approach for the production of ocotillol-type ginsenosides, Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 2016, 126 (1), 93-103.

K. L. Vu-Huynh, H. T. Nguyen, T. H. Van Le, C. T. Ma, G. J. Lee, S. W. Kwon, M. D. Nguyen, Accumulation of saponins in underground parts of Panax vietnamensis at different ages analyzed by HPLC-UV/ELSD, Molecules, 2020, 25 (13), 3086.

Trần Thị Thu Vân, Nguyễn Đức Hạnh, Đỗ Quang Dương, Nguyễn Minh Đức, Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất Sâm Việt Nam, Y học TP. Hồ Chí Minh, 2019, Tập 23 (Số 2), 242 - 248

Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V: Hà Nội, 2017, Tập 2, pp. PL 163-164, PL 197-200, PL 203-204, PL 280, PL 300-311.

Kwon J. H., Lee G. D., Bélanger J. M., Jocelyn Paré J. R., Effect of ethanol concentration on the efficiency of extraction of ginseng saponins when using a microwave‐assisted process (MAP™), International journal of food science & technology, 2003, 38 (5), 615-622.

Kim S. J., Murthy H. N., Hahn E. J., Lee H. L., Paek K. Y., Parameters affecting the extraction of ginsenosides from the adventitious roots of ginseng (Panax ginseng CA Meyer), Separation and Purification Technology, 2007, 56 (3), 401-406.

Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trương Thị Chiên, Phạm Thế Hải, Phạm Hương Sơn, Đánh giá sinh trưởng và thành phần hoạt chất của Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) trồng ở Quảng Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, 2S (33), 227-232.

Tải xuống

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

Trần Thị Thu Vân, & Nguyễn Minh Đức. (2023). Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao khô sâm Việt Nam trồng . Trường Đại học Lạc Hồng, 1(15), 71–77. https://doi.org/10.61591/jslhu.15.326